Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Giảm giá không đợi dịp lễ, tết

Giảm giá không đợi dịp lễ, tết


Tại thời điểm này, Chương trình Tự hào Hàng Việt năm nay được Saigon Co.op liên kết thực hiện cùng hơn 600 nhà cung cấp với tổng đầu tư ngân sách khuyến mãi hơn 150 tỉ đồng, gấp 1,5 lần năm 2012, tập trung giảm giá trực tiếp trên các sản phẩm nhu yếu phục vụ bữa ăn và sinh hoạt hằng ngày.

Trong chương trình, các sản phẩm khuyến mãi như đường, gạo, sữa, nước tương, dầu ăn, thịt, cá, trứng, hóa phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình,.. được các thương hiệu Việt uy tín như Vinamilk, Tường An, Nam Dương, Safoco, đường Tây Ninh, đường Biên Hòa, Liên Thành, công ty lương thực Miền Nam, cà phê Trung Nguyên, Xuân Hồng, yến sào Khánh Hòa, Mỹ Hảo, Việt Thy, Nhà Bè, Thắng Lợi, Kim Hằng, Vifon,.. đầu tư đáng kể về kiểu dáng, chất lượng và giá hợp lý.

Chương trình được thiết kế với điểm nhấn là hoạt động giảm giá đến 50% cho hơn 2.000 sản phẩm và lần đầu tiên khách hàng nhận được quyền lợi kép, vừa được tặng phiếu mua hàng, vừa được đồng thời nhận điểm thưởng vào tài khoản.

Đặc biệt, chương trình “Đồng hành cùng hàng Việt” bán hàng lưu động sẽ được thực hiện theo lộ trình thời gian từ Cà Mau đến Hà Nội, sẽ là cầu nối gắn kết nhà cung cấp phục vụ dân cư vùng sâu, vùng xa, công nhân KCN, KCX nhằm quảng bá hàng Việt, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc ủng hộ hàng Việt.

Trong khi đó,  nhiều trung tâm và siêu thị điện máy tại TP.HCM đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi dành cho giáo viên, sinh viên và học sinh. Theo đó, trung tâm điện máy Nguyễn Kim trợ giá cho ổ cứng di động 250GB với giá 490.000 đồng, mua laptop HP 11 triệu đồng được quà tặng trị giá khoảng 2 triệu đồng; FPT Shop có chương trình đồng giá 8 mẫu laptop từ 8 – 8,5 triệu đồng; Viettel Store có chương trình mua laptop cài đặt sẵn Windows 8 khoảng 9 triệu đồng được tặng USB 3G; Thế giới Di động hạ giá 5 mẫu laptop có giá từ 6,5 - 7 triệu đồng; điện máy Thiên Hoà có nhiều sản phẩm phụ kiện máy tính được trợ giá đến 50% như: chuột, loa, tai nghe…

Tại Hà Nội, hệ thống kệ Siêu thị điện máy Topcare cũng đang có chương trình giảm giá áp dụng cho hầu hết các dòng tivi, với mức giảm dao động là 4% đến 27%.

Chẳng hạn, giá chiếc tivi LED 55” Samsung UA55F6300 Full HD 200Hz chỉ còn 36,9 triệu đồng, giảm 16%; giá tivi LED 40 inch SONY FULL HD nhập khẩu- KLV40R452A cũng giảm 8%, còn 11,9 triệu đồng; tivi LED 60 inch Samsung FULL HD - UA60F6300 giảm 15%, còn 43,9 triệu đồng…

Trong tháng 8 này, người tiêu dùng mua sắm các loại tivi tại hệ thống siêu thị hà nội điện máy Media Mart còn có thêm nhiều lựa chọn nữa, bởi Media Mart đang kết hợp với một số nhà sản xuất tivi lớn để xả hàng.

Cụ thể, các dòng tivi Samsung, Sony bán tại đây đang đồng loạt xả hàng, với mức giảm hấp dẫn, thấp nhất từ 10%, kèm thêm nhiều ưu đãi khác, như tặng đầu thu truyền hình kỹ thuật số HD SCTV trị giá 1,99 triệu đồng…

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Nhiều nhà cung cấp hàng cho các siêu thị đã gửi thông báo đòi tăng giá từ 2%-15% các mặt hàng thuộc nhóm bách hóa, lương thực, thực phẩm... Hiện đã có một số siêu thị tăng giá bán từ 2%-3%.

Hiệp hội Siêu thị Hà Nội vừa gửi thông báo giá của nhà cung ứng hàng hóa đến các siêu thị. Mức tăng cụ thể của các mặt hàng được đề xuất là dầu ăn, đường, bánh kẹo từ 5%-10%; bơ, sữa đông lạnh, nước giải khát từ 10% trở lên; đồ dùng gia đình, hóa mỹ phẩm, may mặc từ 3%-5%...


Áp lực từ nhà cung ứng


Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú, cho biết sau khi gửi thông báo giá của các nhà cung ứng đến các siêu thị, đã có một số siêu thị tăng giá từ 2%-3% đối với các mặt hàng sữa, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, gia vị, bột ngọt, hàng bách hóa tổng hợp… Đây chủ yếu là hàng hóa sản xuất trong nước và một số nhóm thuộc khối liên doanh như hóa mỹ phẩm, bột giặt.


Nguyên nhân tăng giá do ảnh hưởng của 3 lần tăng giá xăng dầu liên tiếp trong vòng hơn 1 tháng qua. Điểm nghẽn khiến hệ thống các siêu thị tại Hà Nội còn đang cân nhắc trước quyết định tăng giá chính là nhóm hàng ngoại nhập (bao gồm bơ, sữa, phô mai và nhiều mặt hàng thực phẩm). Các mặt hàng được bày bán trên kệ siêu thị này được đề xuất tăng giá từ 10% trở lên với lý do ngoài tác động của việc tăng giá xăng dầu còn có tác động của yếu tố tỉ giá.


Chi phí xăng dầu tăng đang gây áp lực lên giá hàng hóa, trong đó có giá thực phẩm.

Chi phí xăng dầu tăng đang gây áp lực lên giá hàng hóa, trong đó có giá thực phẩm.


Tại TP HCM, hơn 10 ngày kể từ khi xăng tăng giá thêm 460 đồng/lít, một số siêu thị trên địa bàn cho biết chưa có sự tăng giá bất thường. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp ở các ngành hàng thực phẩm chế biến, hóa mỹ phẩm, may mặc, bánh kẹo… có đề xuất tăng giá với mức tăng trung bình từ 10% trở xuống. Cá biệt, một số mặt hàng bánh kẹo ngoại nhập do giá nhập khẩu và tỉ giá tăng nên đề nghị tăng từ 10%-20%.

Ông Phú cho biết với những mặt hàng được nhà cung ứng đề xuất tăng giá 10% trở lên, hiện hiệp hội đang tiếp tục đàm phán với nhà cung ứng để chốt mức tăng giá hợp lý nhất. Đối với những mặt hàng không thể không tăng giá do chịu ảnh hưởng của chi phí lớn, Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đang tìm nguồn hàng mới thay thế với mức giá người tiêu dùng có thể chấp nhận được, đồng thời để ngăn chặn tình trạng siêu thị bị nhà cung ứng gây sức ép dẫn đến để trống quầy kệ.


Lo hàng tồn gia tăng


Hiện các siêu thị tại Hà Nội đang lo lắng nếu tăng giá các mặt hàng thiết yếu chắc chắn siêu thị sẽ mất khách do phải cạnh tranh với hệ thống chợ truyền thống và các đại lý bán lẻ trong hoàn cảnh người tiêu dùng đang ngày càng thắt chặt chi tiêu do kinh tế khó khăn. Đại diện bộ phận truyền thông một siêu thị tại Hà Nội cho biết đơn vị đã nhận được nhiều đề xuất tăng giá 10%-15% từ phía nhà cung ứng do phải tăng chi phí từ các đợt tăng giá xăng dầu trong tháng 6. Sau lần tăng giá xăng dầu ngày 17-7, nhiều nhà cung cấp tiếp tục đề xuất tăng giá nên việc siêu thị phải tăng giá bán là khó tránh khỏi. “Hiện chúng tôi đang kiểm tra lại xem những mặt hàng nào đã có thông báo giá mới và cân nhắc tăng giá hợp lý nhất” - đại diện siêu thị này cho biết.


Tương tự, theo một đại diện siêu thị Citimart (TP HCM), hiện đang mùa mưa, sức mua thấp nên các siêu thị theo dõi chặt diễn biến giá, kiên quyết không chấp nhận những trường hợp nhà cung cấp tăng giá kiểu “té nước theo mưa” và áp dụng nhiều biện pháp khác để giữ giá. Chẳng hạn, Maximark khống chế mức tăng giá tối đa 10%; Co.opmart, BigC thì phối hợp với nhà cung cấp chạy chương trình khuyến mãi bù đắp cho các mặt hàng buộc phải tăng giá.


“Sức mua thấp, tăng giá thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần ngay lập tức nên mặc dù chi phí đầu vào đã tăng nhưng doanh nghiệp chưa dám đồng loạt điều chỉnh giá bán” - lãnh đạo một siêu thị tại TP HCM bộc bạch. Đại diện Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cũng lo lắng trước việc dù có tăng giá ở mức thấp cũng sẽ gặp phải phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng. Theo vị này, cần phải xem xét chi phí vận chuyển từ xăng dầu chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành từng mặt hàng để có mức điều chỉnh hợp lý, không thể cứ giá xăng tăng là hàng hóa phải tăng!

Nguồn: Internet